Nhật Bản cũng giống như Việt Nam, hàng năm cũng đều có Tết Trung Thu. Tuy nhiên, theo văn hóa Nhật Bản thì Tết Trung Thu Nhật Bản lại có nhiều khác biệt so với Việt Nam. Mời bạn theo dõi bài viết sau để hiểu về Tết Trung Thu và văn hóa truyền thống Nhật Bản.
Nội dung bài viết
Trong tiếng Nhật Bản, từ Otsukimi ( tiếng Nhật là お月見 ) hay còn được gọi là Tsukimi (月見), theo nghĩa đen thì từ này được dịch là ngắm – trăng (trong đó, Tsuki là trăng còn mi là ngắm, nhìn). Chữ O trong Otsukimi được thêm vào trước nhằm biểu hiện sự sang trọng. Và đây được gọi là ngày hội ngắm trăng.
Ngày hội này thường diễn ra vào 15/8 theo lịch âm (Khoảng tháng 9-10 theo lịch dương). Đây là dịp để người dân Nhật Bản cùng nhau thưởng thức một đêm trăng tròn, đẹp nhất trong năm.
Người Nhật Bản cho rằng đây là thời điểm lý tưởng nhất để ngắm trăng bởi vì lúc đó, trái đất, mặt trăng cùng với mặt trời sẽ hòa hợp lại với nhau, tạo nên một luồng ánh sáng đẹp giúp ánh trăng trở nên tròn và đẹp hơn bao giờ hết.
Trong ngày này thì mọi người dân Nhật Bản sẽ cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức các món ăn cổ truyền như một số món ăn biểu tượng của mặt trăng gồm có cỏ Susuki hay còn gọi là cỏ bông bạc, Tsukimi Dango hay còn gọi là Dango mặt trăng.
Theo văn hóa truyền thống Nhật Bản thì ngày Tết Trung Thu sẽ được tổ chức 2 lần trong năm chứ không phải 1 lần duy nhất như ở Việt Nam. Đây là một nét văn hóa vô cùng độc đáo chỉ có tại Nhật Bản.
Theo đó, lần đầu tiên thì Trung Thu Nhật Bản tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch hay còn gọi là Zyuyoga. Ngày này gắn liền với nguồn gốc, phong tục ngắm trăng Otsuki-mi vào đêm rằm 15. Lần thứ hai thì lễ trung thu sẽ được tổ chức sau lần đầu 1 tháng vào khoảng 13/9 âm lịch hay còn gọi là Zyusanya, nghĩa là trăng sau.
Người Nhật Bản quan niệm rằng nếu đã ngắm trăng vào đêm 15/8 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13/9 bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì sẽ gặp phải tai họa hoặc xui xẻo trong cuộc sống. Đây là điểm khác biệt vô cùng lớn của Otsukimi Nhật Bản.
Nếu như Việt Nam có sự tích cây đa và chú Cuội. Vào đêm trung thu, khi nhìn lên mặt trăng, người Việt Nam thường tưởng tượng có chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa thì ở Nhật Bản, người ta lại tin rằng có một chú thỏ đang giã bột làm bánh mochi trên mặt trăng.
Người Nhật thường ngắm trăng tại nhà, trong gia đình nên sẽ chọn những vị trí có tầm nhìn rộng như hiên nhà, trong vườn để thưởng thức đêm trăng trọn vẹn nhất.
Trong lễ trung thu, người Nhật thường chọn loại cỏ nổi tiếng Nhật Bản đó là cỏ lau Susuki. Loại cỏ này giống như hiện thân của thần mặt trăng, mang đến cho gia đình sự sung túc và mùa màng được bội thu. Ngoài ra, theo tâm linh, hình dáng cỏ lau chĩa nhọn giúp xua đuổi ma quỷ.
Món bánh truyền thống Dango không thể vắng mặt trong vào ngày rằm tháng 8. Người Nhật dâng cúng bánh Dango lên thần linh, tổ tiên. Nhằm cầu mong mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào và cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn.
Ngoài ra, người Nhật còn chuẩn bị thêm các loại hoa quả để trang trí cho đẹp mắt như hạt dẻ, củ khoai môn, edamame…
Phong tục này cũng giống như ở Việt Nam, trẻ em Nhật cũng có đèn cá chép vào ngày trung thu. Người Nhật quan niệm rằng cá chép thể hiện cho sự mạnh mẽ, bất diệt, can đảm, dũng cảm.
Chúng tôi vừa mới chia sẻ đến bạn về ngày Tết trung thu Nhật Bản và một số nét độc đáo theo văn hóa Nhật trong ngày trung thu. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy những thông tin trên thú vị và giúp bạn hiểu hơn về văn hóa trung thu Nhật Bản.
CTY TỔ CHỨC SỰ KIỆN ĐẠI LÂM DAILAM EVENT ORGANIZATION COMPANY., LTD
Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà Mỹ Đình Plaza, 138 Trần Bình, P.Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 20 Lê Đức Thọ, Quận Sơn TRà, TP. Đà Nẵng.
Chi nhánh HCM: Tòa nhà Sofomec Buiding, thành thái, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.
HN: +84 090 320 5559 DN: +84 090 320 5559 HCM: +84 090 320 5559
sales.dailamevent@gmail.com