Lễ hội chùa Hương - Tất tần tật những điều bạn nên biết

Lễ hội chùa Hương – Tất tần tật những điều bạn nên biết

Lễ hội chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng có truyền thống lâu đời tại miền Bắc. Đặc biệt là vào dịp Tết đến xuân về, nhà nhà người người mong cầu bình an, may mắn.

Trong bài viết này, Đại Lâm Event sẽ cung cấp đầy đủ mọi thông tin để bạn bỏ túi những kinh nghiệm đắt giá khi đi trẩy hội chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương - Tất tần tật những điều bạn nên biết

Nghi thức dâng lễ ở chùa Hương mỗi dịp Tết đến xuân về

1. Khái quát về lễ hội chùa Hương

1.1. Lễ hội diễn ra ở đâu?

Chùa Hương được ví như đích đến trong hành trình tìm về đất Phật của các phật tử từ khắp mọi miền trên tổ quốc.

Đặc biệt là vào những ngày đầu năm. Người người nhà nhà lên chùa dâng lễ, mong cầu bình an, may mắn. 

Chùa Hương có vị trí địa lý rất thuận lợi. Địa điểm tổ chức lễ hội nằm trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Chính vì vậy mà nhiều người còn biết đến nơi này với tên gọi là lễ hội Hương Sơn. 

1.2. Lễ hội bắt đầu từ khi nào?

Theo thông lệ hằng năm, lễ hội Hương Sơn sẽ được tổ chức ngay từ mừng Hai Tết và kéo dài trong khoảng 3 tháng. Khoảng thời gian dài như vậy để đảm bảo mọi du khách đều có thể tham dự lễ hội và không dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy.

Theo ban tổ chức, lễ hội du lịch chùa Hương năm nay sẽ diễn ra từ ngày 23/01/2023 – 23/04/2023 (tức từ ngày mừng Hai tháng Giêng đến hết ngày mùng Bốn tháng Ba âm lịch). Chủ đề lễ hội năm Qúy Mão là ” Lễ hội chùa Hương an toàn, văn minh, thân thiện”.

Nếu quý khách muốn tham dự lễ khai hội thì nên đến vào ngày 27/01/2023, tức ngày mùng Sáu tháng Giêng âm lịch.

1.3. Nguồn gốc của khu di tích chùa Hương

Là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất miền Bắc, chùa Hương sở hữu những giá trị lịch sử và tâm linh ý nghĩa.

Theo sử sách ghi chép lại, thì chùa Hương được xây dựng cách đây hơn 300 năm. Ngôi chùa này gắn liền với tín ngưỡng thời Bà Chúa Ba – tức công chúa Diệu Thiên – ứng thân của Bồ Tát Quan Thế Âm. Được biết, sau hơn 9 năm tu hành tại động Hương tích, người đã đắc đạo thành phật và từ đó phổ độ chúng sinh, hướng tới cái thiện.

Từ đó, hằng năm, những người dân địa phương và các du khách gần xa đều đến chùa dâng lễ. Nhưng quy mô còn nhỏ lẻ. Mãi đến những năm 1896, chính quyền địa phương mới tổ chức lễ hội ở quy mô lớn và thu hút sự quan tâm của các phật từ gần xa.

2. Kinh nghiệm tham gia lễ hội chùa Hương

Mỗi năm có khoảng hơn 4 vạn du khách đến tham gia lễ hội du lịch chùa Hương. Do vậy, để có một hành trình du xuân ý nghĩa, Đại Lâm sẽ gợi ý cho bạn một số kinh nghiệm hữu ích.

Kinh nghiệm tham gia lễ hội chùa Hương

Quang cảnh khu du lịch chùa Hương

2.1. Đường đến chùa Hương

Chùa Hương cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 62 km về phía Tây Nam. Do vậy, tùy thuộc vào vị trí cũng như phương tiện mà bạn có thể lựa chọn một số hình thức như đi xe máy, ô tô, xe buýt, xe khách. máy bay…

Riêng đối với xe buýt, bạn có thể đến bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) để bắt chuyến 103A hoặc 211.

2.2. Nên mang gì khi đi chùa Hương

Do lượng du khách về trẩy hội rất đông nên giá bán của các mặt hàng tại khu du lịch chùa Hương được đánh giá là khá đắt đỏ. Thậm chí có nhiều du khách còn bị chặt chém.

Do vậy, khi di lễ hội chùa Hương thì bạn nên chuẩn bị sẵn nước uống, đồ ăn nhẹ và thuốc men để chủ động trong chuyến đi.

Ngoài ra, để khám phá và du lịch tại chùa Hương thì bạn nên mặc những bộ trang phục không quá dày, đi dép bệt hoặc giày thể thao để đảm bảo sức khỏe, tránh bị đau chân. Ngoài ra, bạn hãy lựa chọn các trang phục tối màu để phù hợp với không gian văn hóa tín ngưỡng. Tránh mặc váy ngắn hoặc những trang phục không phù hợp.

2.3. Giá vé khi tham gia lễ hội chùa Hương

Các chi phí khi tham gia lễ hội tại chùa Hương sẽ thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên, một số chi phí cố định mà bạn nên tham khảo trước đó là:

  • Vé tham quan khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn: 80.000đ/người
  • Vé đi đò: 50.000đ/người với tuyến từ đền Trình – động Hương Tích và 35.000đ/người với tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân
  • Vé cáp treo: Vé khứ hồi cả đi lẫn về là 180.000đ/người lớn và 120.000đ/trẻ em. Còn vé một chiều là 120.000đ/người lớn và 90.000đ/trẻ em.

Ngoài ra, bạn sẽ được miễn phí nếu thuộc một trong những trường hợp sau: thương binh, trẻ em dưới 1,1m hoặc trẻ em dưới 10 tuổi.

2.4. Hành trình tham gia lễ hội chùa Hương

Là một sự kiện tổ chức tại Hà Nội nên quy mô của lễ hội du lịch chùa Hương rất lớn. Nếu đi trong ngày thì bạn khó có thể đi hết được các khu trong quần thể du lịch Hương Sơn.

Do vậy, bạn có thể lựa chọn những tuyến đường chính để đi. Đó là tuyến Hương Tích, tuyến Tuyến Sơn và tuyến Long Vân.

Mỗi tuyến sẽ dẫn bạn đến những địa điểm du lịch khác nhau. Do vậy, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng những tuyến này để phù hợp với mục đích chuyến đi bạn nhé.

Tham khảo thêm mẫu thông báo tổ chức sự kiện chuyên nghiệp của Đại Lâm Event để có thêm những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo bạn nhé!

CTY TỔ CHỨC SỰ KIỆN ĐẠI LÂM
DAILAM EVENT ORGANIZATION COMPANY., LTD

Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà Mỹ Đình Plaza, 138 Trần Bình, P.Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh Đà Nẵng: Số 20 Lê Đức Thọ, Quận Sơn TRà, TP. Đà Nẵng.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà Sofomec Buiding, thành thái, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.

Liên hệ với chúng tôi