Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu trong văn hóa Việt

  Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu

Nguồn gốc Tết Trung Thu và ý nghĩa

  Cứ mỗi dịp thu về, mọi người lại nô nức chào đón Tết Trung thu vào rằm tháng tám. Dưới ánh trăng những đứa trẻ cùng nhau phá cỗ, ước nguyện một cuộc sống bình an. Nhưng không phải ai cũng biết dược nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu.

    Nhiều người cho rằng tết Trung thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế có điểm khác nhau. Khi đi vào lời tương truyền thì  giữa Việt Nam và Trung Quốc cho điểm khác biệt về nguồn gốc Tết Trung thu này. 

    Nếu như người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ. Còn ở Việt Nam thêu dệt câu chuyện chú Cuội, chị Hằng.

     Từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc tết Trung Thu gắn với nàng Dương Quý Phi. Nàng là một mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành. Nhưng bị triều thần cho rằng nàng đã mê hoặc vua Đường Huyền Tông. Khiến vua bỏ bê triều đình. Vị vua này buộc phải ban cho nàng tấm dải lụa trắng. Để củng cố triều chính với niềm tiếc thương vô hạn. 

  • Tết Trung Thu trong phong tục và truyền thống Hàn Quốc
  • Tết Trung Thu trong phong tục và truyền thống Trung Quốc

      Vì niềm tiếc thương không nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ. Vào đêm trăng sáng mùa thu, vua được đưa lên trời gặp lại ái phi. Sau khi về trần gian, ông đặt ra tết Trung Thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi này.

     Còn ở Việt nam, nhiều tài liệu lịch sử ghi lại, tết Trung Thu được tổ chức dưới thời vua Lý tại kinh thành Thăng Long. Đó là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa đến cho mùa màng bội thu, con dân ấm no.

Nguồn gốc phong tục chơi đèn lồng dịp Trung Thu 

     Tết Trung Thu không thể thiếu hình ảnh chiếc lồng đèn màu sắc rực rỡ dưới ánh trăng. Đối với người dân Trung Quốc, đèn lồng được treo trước cửa nhà tượng trưng cho may mắn bình an. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

    Nói về nét văn hóa nữa của người Trung Hoa được lưu truyền đến nay. Đèn Khổng Minh thường có kích thước lớn, dán giấy xung quanh và thắp nến ở giữa, sau khi viết ước nguyện lên đèn thì thả lên bầu trời. 

      Trong ánh trăng vàng thì từng ngọn đèn được đồng loạt thả làm sáng rực cả vùng trời. Từng ngọn đèn tựa như những ngôi sao sáng lấp lánh gửi lời thỉnh cầu của các con dân tới các vị thần linh.  

      Đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hoa, cá, hình tròn, trụ, vuông… vô cùng rực rỡ.

  Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt là sự biểu hiện ấm no, hạnh phúc gia đình.

Lý giải phong tục phá cỗ trong dịp Trung Thu

      Vào dịp Trung thu , mỗi gia đình Việt Nam đều bày cỗ với đầy đủ bánh trung thu, kẹo, dưa hấu, bưởi tùy từng hoàn cảnh mỗi nhà sẽ trang trí khác nhau. Khi trăng lên, chính là lúc mọi người phá cỗ và thưởng thức hương vị tết Trung thu. Mâm cỗ là để tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống, mùa màng bội thu và đoàn viên trong gia đình.

                  Để có được dịch vụ tổ chức Tết Trung Thu trọn gói tốt nhất, hãy liên hệ:

            Công ty TNHH Tổ Chức Sự Kiện Đại Lâm

            Địa chỉ: Tòa nhà Mỹ Đình Plaza, Số 138 Trần Bình- Mỹ Đình- Nam Từ Liêm- Hà Nội

            Hotline: 0903 205 559

            Website: tochucsukiendailam.com

       

CTY TỔ CHỨC SỰ KIỆN ĐẠI LÂM
DAILAM EVENT ORGANIZATION COMPANY., LTD

Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà Mỹ Đình Plaza, 138 Trần Bình, P.Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh Đà Nẵng: Số 20 Lê Đức Thọ, Quận Sơn TRà, TP. Đà Nẵng.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà Sofomec Buiding, thành thái, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.

Liên hệ với chúng tôi