Chiến lược marketing ngành sự kiện - Tổ Chức Sự Kiện Đại Lâm

Chiến lược marketing ngành sự kiện

Tại sao bạn cần chiến lược marketing cho ngành sự kiện?

Một sự kiện tốt, hấp dẫn mà không được khách hàng mục tiêu biết đến. Thì đó là sự kiện thất bại. Giữa hàng ngàn sự kiện khác nhau, lý do gì khiến sự kiện bạn được thu hút? Không chỉ từ nội dung, hình thức mà còn là cách marketing sự kiện. Dưới đây là những điều bạn nên biết.

Cách lập kế hoạch tổ chức sự kiện tốt nhất

 

I: EVENT MARKETING HAY MARKETING SỰ KIỆN LÀ GÌ?

Event marketing là việc bạn sử dụng những công cụ, kĩ thuật và các kênh để quảng bá sự kiện tới khán giả. Mục tiêu chính là thúc đẩy họ mua vé hoặc tới tham dự. Để khách hàng biết đến sự kiện nhiều hơn.

Có thể nói marketing có khả năng quyết định thành bại cho sự kiện của bạn. Và là một cuộc chiến vô cùng phức tạp đối với những đối thủ canh tranh khác.

Để đảm bảo sự kiện của bạn thành công trên mọi phương diện, hãy liên hệ ngay với Đại Lâm Event – dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Để được nhận bộ quà tặng trị giá 3 triệu đồng và được tư vấn kịch bản chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí. 

090 320 5559

 

II: TIMELINE MARKETING CHO SỰ KIỆN

Đương nhiên không thể có một chiến lược hay timeline nào hoàn hảo. Vì mỗi sự kiện có những đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn như về thời gian, ngân sách hay thị trường mục tiêu. Dựa vào những gợi ý về những chiến thuật và ý tưởng event marketing phổ biến. Bạn hãy tự lập ra một kế hoạch riêng cho sự kiện của mình.

Timeline sẽ được chia thành 4 giai đoạn:

  • Trước sự kiện (pre-event)
  • Ra mắt sự kiện (event launch)
  • Tiếp thị hàng ngày (day-to-day marketing)
  • Cú hích cuối cùng trước khi sự kiện đi vào hoạt động (last call)

Các cách truyền thông hiệu quả khi tổ chức sự kiện

 

Giai đoạn 1: Pre-event

a. Tạo một trang landing page riêng cho sự kiện

Biết bao nhiêu người quên mất rằng, họ có thể tạo một trang dành riêng cho sự kiện (landing page) và duy trì, cập nhật nó để thu hút sự quan tâm từ sớm. Ngay cả khi tất cả các chi tiết vẫn chưa được hoàn thiện. Bạn có thể thu thập được lượng khách hàng tiềm năng (leads) mà sau này có thể liên hệ lại.

b. Dùng blog posts nêu chủ đề, sứ mệnh

Bước tiếp theo là nói với mọi người lý do tại sao bạn lại tổ chức nó? Giống như là tuyên bố “sứ mệnh” vậy! Hãy sử dụng các bài đăng blog.

Các bài blog sẽ ít có nhiệm vụ bán hàng hơn là landing page. Chúng sẽ tập trung nói về chủ đề của sự kiện. Hay nói về tầm quan trọng của sự kiện. Và thuyết phục mọi người rằng vì sao họ phải đến tham dự.

c. Thông báo trên social media

Các phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò tất yếu để quảng bá sự kiện, xây dựng cộng đồng. Và truyền bá “sứ mệnh” mà bạn đã viết trên blog bằng cách chia sẻ link. Ở giai đoạn này, bạn nên có một hashtag sự kiện. 

Facebook quan trọng, nhưng không phải là duy nhất. Đừng quên thế giới social media rộng lớn đến mức nào. Hãy xem xét sử dụng thêm Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest, YouTube, Tumblr, Medium, Reddit, Quora… và rất nhiều những trang khác.

d. Liên hệ Influencer/KOL

 

Nếu có ý định mời Influencer hay KOL quảng bá cho sự kiện, bạn nên liên hệ từ sớm. Đa phần những người này đều có lịch trình bận rộn và không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho lời đề nghị của bạn.

Ngay cả khi họ đã đồng ý hợp tác, bạn cũng rất cần chuẩn bị một vài phương án dự phòng. Vì tình trạng Influencer/KOL “hủy kèo” bất ngờ không phải là hiếm.

 

Giai đoạn 2: Event – lauch

Trong thời gian này, bạn vẫn tiếp tục lên bài, thông báo đều đặn trên blog, các kênh social và các kênh đối tác, hỗ trợ truyền thông. Ngoài ra, hãy xem xét triển khai những hoạt động sau.

a. Gửi email marketing

Email được các nhà tổ chức sự kiện bình chọn là chiến thuật hiệu quả nhất mà lại ít tốn kém. Khi sự kiện đã sẵn sàng để “lên sóng”, bạn hãy gửi số lượng lớn email cho những khách hàng tiềm năng.

b. Đưa sự kiện lên báo

PR hoặc quảng cáo trên báo chí là một cách để làm thương hiệu. Đồng thời tăng được những đường links dẫn về website của bạn, tạo traffic truy cập cho các sự kiện trong tương lai. Đó cũng là lý do vì sao sự kiện của bạn cần có một landing page.

Giai đoạn 3: Day-to-day

 

Khoảng thời gian từ khi ra mắt đến khi sự kiện chính thức diễn ra là thời điểm bạn bán vé. Do đó vừa phải liên tục chăm sóc, thu hút sự chú ý, vừa thúc đẩy người ta mua vé.

a. Early Bird discount(s)

Khi sự kiện đã hoàn thành những bước cơ bản, bạn hãy bắt đầu “vẽ” ra những lý do để khuyến khích mọi người đăng kí. Và đăng kí ngay bây giờ chứ không phải đợi từ từ.

Đây là lúc bạn có thể tận dụng chiêu Early Bird discount – giảm giá cho những người đăng kí sớm. Bạn có thể linh hoạt tạo ra nhiều đợt bán vé với mức giá khác nhau. Mỗi đợt bán với mức ưu đãi riêng sẽ làm nhiệm vụ thúc đẩy mọi người mua vé ngay và luôn.

b. Quảng cáo trả phí

 

Chỉ dựa vào một vài nội dung viral thì vẫn chưa đủ “đô”. Hãy nghĩ đến phương án chi tiền để chạy quảng cáo. Dù bạn sẽ tốn một khoản ngân sách để chi cho các mạng xã hội, Google Ads hay để retargeting. Nhưng một sự kiện có tiền “chống lưng” thì vẫn có lợi thế hơn nhiều.

Bạn không nhất thiết phải “vung tiền” trong suốt các khâu tổ chức. Hãy tập trung vào một số thời điểm. Chẳng hạn như trước đợt ưu đãi Early Bird, khi khởi động sự kiện… Quảng cáo trả phí sẽ giúp củng cố và khuếch đại các hoạt động tiếp thị khác, giúp bạn đạt được tầm ảnh hưởng tối đa.

 

Giai đoạn 4: Last call

a. Tổng tấn công sales trên tất cả các kênh

Cho dù bạn đã tiếp thị trong vài tháng, thì những tuần cuối cùng trước sự kiện vẫn luôn là thời điểm cực kỳ quan trọng để làm một cuộc tổng tấn công cuối cùng trên mọi phương tiện.

Trong giai đoạn này, các bài blog, bài đăng trên social media và email sẽ tập trung vào sales nhiều hơn. Vì bạn đã dành nhiều tháng, nhiều tuần trước đó để xây dựng mối quan hệ. Giờ là lúc bạn call to action và chuyển đổi chiến lược dài hạn đó thành bán vé.

b. Sử dụng word-of-mouth

Nhiều người tổ chức chỉ tập trung “lôi kéo” những người tham dự mới. Mà quên mất rằng lúc này, họ đã có những người đã đăng ký/mua vé tham dự. Bản thân những người này lại có thể tạo ra một mạng lưới quảng bá, thuyết phục thêm những người khác đến tham gia.

Truyền miệng luôn được chứng minh là một trong những chiến thuật tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Thậm chí, bạn có thể có quà tặng/ưu đãi cho những người giới thiệu để tạo thêm động lực cho họ.

c. Gọi điện thoại trực tiếp

Nếu bạn đã có một tệp khách hàng tiềm năng mà vẫn chưa thấy họ đăng kí hay mua vé, sao không gọi cho họ?

Hãy hỏi xem họ có vướng mắc nào không, bạn có thể giúp gì cho họ?

Có thể nói đây là một cách khá tốn thời gian và công sức, nhưng lại hiệu quả để đảm bảo doanh số cho bạn.

Marketing sự kiện là một phần không thể tách rời trong kế hoạch và khâu tổ chức một sự kiện.Vì vậy để hiểu rõ hơn về Marketing sự kiện là gì hãy liên hệ ngay tới Công ty tổ chức sự kiện Đại Lâm, Hotline: 0903 205 559

 

CTY TỔ CHỨC SỰ KIỆN ĐẠI LÂM
DAILAM EVENT ORGANIZATION COMPANY., LTD

Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà Mỹ Đình Plaza, 138 Trần Bình, P.Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh Đà Nẵng: Số 20 Lê Đức Thọ, Quận Sơn TRà, TP. Đà Nẵng.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà Sofomec Buiding, thành thái, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.

Liên hệ với chúng tôi