Điểm giống và khác nhau giữa lễ động thổ và lễ khởi công

Điểm giống và khác nhau giữa lễ động thổ và lễ khởi công

Trong ngành xây dựng, chúng ta đều biết tầm quan trọng của buổi lễ khởi công và lễ động thổ nó như thế nào. Vì có nhiều nét tương đồng trong quy trình thực hiện nên mọi người hay đánh đồng hai sự kiện này làm một. Nhưng thực chất đây là hai buổi lễ khác nhau. Hôm nay, Đại Lâm sẽ viết bài phân tích cho các bạn biếtđiểm giống và khác nhau giữa lễ động thổ & lễ khởi công” để các bạn làm sự kiện hiểu hơn về nó.

Điểm giống nhau giữa lễ động thổ & khởi công

Về mặt pháp luật: lễ khởi công và lễ động thổ công trình về mặt luật pháp muốn được tiến hành thì phải tuân thủ theo quy định của bộ luật xây dựng. Nếu công trình của chủ đầu tư không được cấp phép xây dựng. Thì cũng không cần phải tiến hành lễ động thổ. Còn lễ khởi công muốn diễn ra cần đáp ứng đủ điều kiện của Điều 89 & Điều 107 trong bộ Luật xây dựng năm 2014 quy định:  

  • Chủ đầu tư hay gia chủ phải có giấy phép xây dựng hợp lệ.
  • Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình.
  • Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
  • Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Về mặt văn hóa tâm linh: cả hai sự kiện trên đều là bước khởi đầu cho một công trình xây dựng; vì vậy nó đều mang ý nghĩa là mong chờ may mắn, điềm lành và sự phát triển thuận lợi cho công trình.

Về mặt truyền thông: Hai sự kiện trên được coi là bước đệm truyền thông, xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công trình và doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng. Là kênh truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp.

Điểm khác nhau giữa lễ động thổ & lễ khởi công

Điểm khác nhau đầu tiên của hai sự kiện chính là thời gian tổ chức sự kiện. Lễ động thổ được tổ chức ngay khi công trình được cấp phép và chủ đầu tư chính thức tiếp nhận mảnh đất để xây dựng. Còn lễ khởi công được thực hiện khi công trình chính thức được xây dựng. Hai buổi lễ này có thể hòa làm một và cùng tổ chức đồng thời. Còn nếu chủ đầu tư chưa muốn xây dựng công trình thì có thể làm lễ động thổ trước.

Về mặt tâm linh, thì mục đích tâm linh của 2 sự kiện cũng có sự khác biệt nhau.

Quan niệm dân gian, mỗi một vị thần thổ công đều cai quản một mảnh đất riêng của mình. Chính vì vậy mà, khi bắt đầu tiếp nhận mảnh đất, làm công việc xây dựng ồn ào, huyên náo, thì cần  nghi lễ động thổ để xin phép xây dựng công trình trên mảnh đất đó. Mong rằng các vị thần linh sẽ phù hộ cho quá trình xây dựng được thuận lợi. Cũng như khi chuyển về nhà mới con người được an cư lạc nghiệp, sống vui vẻ, hạnh phúc.

Về lễ khởi công được xem như là một nghi lễ để kính cáo với các vong linh, tổ nghề của mỗi đơn vị thi công để mong các Ngài phù hộ. Đối với các công trình khi phải thực hiện nhiều công đoạn đến đất đai: phá dỡ, ép cọc nhà, làm móng,… Và do các đơn vị khác nhau đều cần phải thực hiện nghi lễ này. Để cầu mong cho công việc của mình diễn ra thuận lợi, không gặp trở ngại nào. Lễ khởi công và lễ động thổ là hai buổi lễ khác nhau có quy trình tổ chức lễ khởi công và động thổ khác nhau.

Hoạt động trên 10 năm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện; Đại Lâm tư tin rằng những dịch vụ và giá cả của công ty là hợp lý nhất trên thị trường. Vì vậy, quý khách có nhu cầu tổ chức sự kiện có thể liên hệ với Đại Lâm qua số: 090 320 5559.

Quy trình hợp tác của Đại Lâm

Quy trình hợp tác của Đại Lâm với khách hàng luôn rõ ràng, đặt quyền lợi của khách hàng lên trên.

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng và tư vấn
  • Bước 2: Lên ý tưởng và viết kịch bản tổ chức khai trương khánh thành
  • Bước 3: Gửi báo giá theo đúng yêu cầu, mong muốn của khách hàng
  • Bước 4: Thỏa thuận và ký hợp đồng
  • Bước 5: Tiến hành tổ chức sự kiện

Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn!

CTY TỔ CHỨC SỰ KIỆN ĐẠI LÂM
DAILAM EVENT ORGANIZATION COMPANY., LTD

Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà Mỹ Đình Plaza, 138 Trần Bình, P.Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh Đà Nẵng: Số 20 Lê Đức Thọ, Quận Sơn TRà, TP. Đà Nẵng.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà Sofomec Buiding, thành thái, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.

Liên hệ với chúng tôi